Tên đề tài |
Chủ nhiệm đề tài |
Thời gian thực hiện |
Kết quả |
Nghiên cứu áp dụng công nghệ phôi vô tính, hạt nhân tạo trong nhân nhanh cây hoa Lily và Hồng môn |
Đỗ Năng Vịnh (Viện Di Truyền Nông Nghiệp) Chủ nhiệm đề tài nhánh: Dương Tấn Nhựt |
2002-2006 |
Đề tài đã thành công trong việc xác định môi trường, nguồn mẫu, điều kiện và hệ thống nuôi cấy lên khả năng tạo phôi vô tính và hạt nhân tạo đối với một số loài hoa Lily và hoa Hồng môn có giá trị kinh tế. Đã sản xuất được một số lượng cây giống Hồng môn và Lily có nguồn gốc từ phôi vô tính và trồng thành công ở giai đoạn vườn ươm. Đã thiết lập được quy trình tạo hạt nhân tạo của cây Hồng môn và Lily; tìm được các điều kiện để hạt nảy mầm, sinh trưởng và phát triển cũng như bảo quản. Những cây Hồng môn và Lily có nguồn gốc từ hạt nhân tạo sinh trưởng và phát triển tốt ở giai đoạn vườn ươm. |
Kỹ thuật nuôi cấy lớp mỏng tế bào và hệ thống nuôi cấy Bioreactor trong nhân giống nhanh cây hoa Thu hải đuờng (Begonia tuberous) – một loài hoa có giá trị kinh tế |
Dương Tấn Nhựt |
2005-2006 |
Đề tài đã chỉ ra được kích thước và nguồn gốc mẫu cấy (cuống lá, phát hoa…) ảnh hưởng lên khả năng tái sinh và nhân giống cây hoa Thu hải đường thông qua sử dụng kỹ thuật nuôi cấy lớp mỏng tế bào. Đã tạo ra được số lượng lớn chồi từ các lớp mỏng tế bào phát hoa và cuống lá trong môi trường nuôi cấy thạch. Bên cạnh đó việc hỗ trợ của hệ thống nuôi cấy bioreactor khi được kết hợp với kỹ thuật nuôi cấy lớp mỏng tế bào đã làm gia tăng đáng kể hệ số nhân chồi cây hoa Thu hải đường và rút ngắn thời gian nuôi cấy đi một nửa. |
Nghiên cứu nhân giống vô tính và sản xuất sinh khối rễ cây sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grush.) |
Dương Tấn Nhựt |
2008-2011 |
Đề tài đã tạo ra được quy trình nhân giống vô tính cây sâm Ngọc Linh và đã cung cấp một số lượng lớn cây giống trồng khảo nghiệm. Những cây sâm giống vô tính lần đầu tiên đã sinh trưởng và phát triển tốt tại núi Ngọc Linh hiện đã có các cây ở 2,5 năm tuổi, 1,5 năm tuổi và gần 1 năm tuổi. Mặt khác, trong nghiên cứu này rễ bất định và rễ thứ cấp đã được nghiên cứu. Đã thu được rễ thứ cấp trên môi trường nuôi cấy phù hợp và đã ứng dụng hệ thống nuôi cấy bioreactor trong việc nhân nhanh rễ thứ cấp. Đây là tiền đề cho việc sản xuất nguyên liệu, sinh khối cây sâm Ngọc Linh. |
Nghiên cứu bảo tồn và phát triển một số loài dược liệu chủ lực của Tây Nguyên, tạo ra một số sản phẩm có giá trị cao từ một vài loài dược liệu chủ lực, bản địa quý hiếm của Tây Nguyên. |
Nguyễn Hữu Toàn Phan |
2018-2021 |
- Xây dựng được danh mục các loài dược liệu chủ lực của Tây Nguyên với 22 loài dược liệu kèm theo dữ liệu về khả năng sử dụng và tiềm năng phát triển của chúng. - Nghiên cứu sâu về thành phần hóa học của 06 loài dược liệu, trong đó 04 loài trong danh mục dược liệu chủ lực (sâm cau, đương quy Trung Quốc, đương quy Nhật Bản, đinh lăng) và 02 loài cần bảo tồn, phát triển (xoan nhừ, cuồng hiệp), đã phân lập và xác định cấu trúc hợp chất với đầy đủ các số liệu phổ NMR và MS. Đã chọn 10 chất chỉ thị và xây dựng các phương pháp phân tích tương ứng. - Xây dựng, hoàn thiện 06 Quy trình trồng trọt, 06 Quy trình thu hoạch và 06 Quy trình bảo quản. - Xây dựng 05 Mô hình trồng 5 loài dược liệu (2-3 ha/loài) có năng suất cao, chất lượng dược liệu tốt đáp ứng làm nguyên liệu cho chế biến, làm cơ sở cho xây dựng, phát triển các vùng dược liệu ở quy mô lớn cho khu vực Tây Nguyên. - Xây dựng được quy trình nhân giống 02 loài có triển vọng (Lan gấm, Tam thất) và phương án bảo tồn nguồn gen dược liệu ở Tây Nguyên. - Tạo 4 chế phẩm thử nghiệm: viên nang mềm đảng sâm TN, viên nang mềm sâm cau TN, viên nang mềm đương quy TN, và viên nang mềm đảng sâm – sâm cau TN - Xây dựng được 4 quy trình tạo thực phẩm chức năng - Sản xuất thử nghiệm 14.400 viên nang mềm đảng sâm TN, 10.000 viên nang mềm sâm cau TN, 10.000 viên nang mềm đương quy TN, và 5.000 viên nang mềm đảng sâm - sâm cau TN, đảm bảo tiêu chuẩn.theo quy định của Bộ Y tế và nộp hồ sơ đăng ký Giấy chứng nhận lưu hành. - Đã nghiên cứu độc tính cấp của chế phẩm và nghiên cứu độc tính bán trường diễn của 4 chế phẩm cho kết quả an toàn khi sử dụng trên các đối tượng thí nghiệm. |
Nghiên cứu phát triển, sử dụng và bảo tồn bền vững 05 loài Lan (Dendrobium nobile, Dendrobium trankimianum, Paphiopedilum villosum, Phaius baolocensis và Phaius tankervilleae) đặc hữu, quý hiếm và có giá trị kinh tế cao, phục vụ phát triển kinh tế-xã hội tại Lâm Đồng - Tây Nguyên. |
Nông Văn Duy |
2018-2021 |
- Điều tra hiện trạng địa điểm xây dựng mô hình (VQG Bidoup-Núi Bà và Khu du lịch thác Bảo Đại Hồ Tuyền Lâm) thu thập khảo sát một số đặc điểm sinh thái học của 05 loài lan. Thu thập nguồn gen và bổ sung một số đặc điểm sinh thái học của loài Dendrobium nobile, sinh cảnh, điều kiện thích hợp cho cây sinh trưởng và phát triển. - Khảo sát ảnh hưởng của các chất điều hòa sinh trưởng (BA, TDZ, NAA) lên khả năng tạo PLB của loài Dendrobium nobile, Dendrobium trankimianum và các dịch nghiền lên sự tái sinh chồi in vitro của loài Dendrobium trankimianum. - Đề tài đã tiến hành xây dựng 03 mô hình trồng lan bán hoang dại tại 3 điểm là Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên, Khu du lịch hồ Tuyền Lâm và Vườn Quốc gia Bidoup – Núi Bà. - Đã xây dựng được các nhóm quy trình kỹ thuật chăm sóc cây con sau ống nghiệm và quy trình kỹ thuật chăm sóc cây ở điều kiện bán hoang dại, tán rừng tự nhiên đối với các loài thuộc chi Dendrobium, Paphiopedilum, Phaius. - Hoàn thành sản phẩm nhân giống của 05 loài lan với số lượng 20.000 cây, cây sinh trưởng và phát triển tốt. Đã xây dựng 03 mô hình trồng lan bán hoang dã tại Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên (4.000 cây), Vườn Quốc gia Bidoup - Núi Bà (8.000 cây) và Khu du lịch Hồ Tuyền Lâm (8.000 cây). Công bố 1 bài SCIE, 2 bài quốc gia. Hỗ trợ đào tạo 2 Cao học. |