Đề tài"Nghiên cứu chuyển gen tạo rễ tóc Sâm Ngọc Linh (Panax vietnamensis Ha et Grushv.) làm vật liệu nuôi cấy bioreactor thuộc Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước: thuộc chương trình trọng điểm ứng dụng công nghệ sinh học trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn đến năm 2020, do Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên chủ trì, PGS.TS. Dương Tấn Nhựt làm chủ nhiệm đề tài, được thực hiện từ năm 2012 - 2015. Ngày 29/02/2016, Đề tài đã tiến hành nghiệm thu cấp cơ sở.

 

Với mục tiêu nghiên cứu:

Thiết kế 2 vector chuyển gen có chứa 2 - 3 gen rol liên kết.
- Xây dựng quy trình chuyển gen thông qua A.rhizogenes và chuyển gen tạo rễ tóc thông qua A.rhizogenes.
 
- Tạo 10  dòng rễ tơ chuyển gen có khả năng sinh trưởng nhanh để tạo vật liệu nuôi cấy tạo sinh khối. Đánh giá chất lượng của sản phẩm nuôi cấy thu được so với dược liệu tự nhiên bằng các phương pháp phân tích như sắc kí bản mỏng (TLC), sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC), phổ khối (MS)

Sau 3 năm nghiên cứu,nhóm nghiên cứu đã được một số kết quả vượt so với thuyết minh đăng ký và đươc hội đồng nghiệm thu cấp cơ sở đanh giá cao. Một số kết quả chính của đề tài:

Qua việc thực hiện đề tài này, nhóm nghiên cứu có thể nâng cao kiến thức chuyên sâu về kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào thực vật và kỹ thuật chuyển gen tạo rễ tóc thông qua vi khuẩn A. rhizogenes. Đồng thời nhóm nghiên cứu sẽ được tiếp cận với các kỹ thuật nuôi cấy các dòng cấy sinh khối tế bào thực vật, cũng như các kỹ thuật cơ bản trong hóa phân tích như tách chiết các chất, sắc ký bản mỏng hiệu năng cao để bước đầu so sánh, nhận biết sự có mặt của các hoạt chất giữa nuôi cấy sinh khối và nuôi trồng tự nhiên… Đề tài đã tạo được 5 kg sinh khối khô rễ tóc chuyển gen thông qua nuôi cấy bioreactor và công bố được 19 công bố trong nước (trong đó có 01 cuốn sách chuyên khảo, 18 bài báo trên các tạp chí) và 02 bài báo đăng trên các tạp chí quóc tế. Nội dung của đề tài cũng góp phần đào tạo 02 Đại học, 04 thạc sĩ và đang đào tạo 02 nghiên cứu sinh.

Hiệu quả về kinh tế xã hội:

Một số cây thuốc như cây sâm Ngọc Linh có tác dụng dược lý quý như tăng cường năng lượng hoạt động và sức bền cơ thể, điều hòa làm ổn định huyết áp, chống stress… đang bị khai thác cạn kiệt. Nguyên nhân chủ yếu do cây sâm Ngọc Linh sinh trưởng chậm, lâu được thu hoạch, chỉ trồng được ở một số điều kiện sinh thái nhất định, do vậy chưa đáp ứng được nhu cầu về dược liệu của thị trường hiện nay. Công nghệ nuôi cấy tạo sinh khối thông qua nuôi cấy rễ tóc cho phép nhanh chóng thu được sinh khối lớn trong thời gian ngắn, đặc biệt môi trường nuôi cấy rễ tóc không cần bổ sung các chất điều hòa sinh trưởng vì thế loại bỏ được dư lượng của các chất này trong sản phẩm tạo ra. Việc ứng dụng công nghệ nuôi rễ tóc sẽ góp phần tạo nguồn dược liệu quý phục vụ sức khỏe cộng đồng và đóng góp cho công tác bảo tồn các cây dược liệu quý của Việt Nam.

 

Hình ảnh rễ tóc sâm nuôi cấy trong các hệ thống

 

Thống Kê

1985503
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
211
524
2251
1979128
17357
18746
1985503

Your IP: 18.217.208.72
2024-04-24 09:55