Ngày 16/01/2017 , Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên tổ chức Hội nghị tổng kết hoạt động 2016 và đề ra phương hướng hoạt động năm 2017

Tham dự Hội nghị có Ban lãnh đạo Viện và toàn thể viên chức, người lao động của đơn vị

TS. Nguyễn Hữu Toàn Phan - Bí thư Chi bộ, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên - trình bày báo cáo tổng kết hoạt động năm 2016 và phương hướng công tác năm 2017, trong đó đã khái quát những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác của đơn vị trong năm 2016; trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ cụ thể trong năm 2017.
Năm 2016 kết quả công tác đạt được trên các mặt:

  1. Kết quả khoa học công nghệ năm 2016:

Đề tài TN3/T31: Điều tra họ Lan (Orchidaceae Juss.) tại Tây Nguyên, nghiên cứu các cơ sở khoa học để bảo tồn, phát triển, sử dụng có hiệu quả và bền vững. Đã nghiệm thu cấp Nhà nước đạt loại khá.

Đề tài TN3/T14: Điều tra, sàng lọc nguồn tài nguyên dược liệu thực vật tỉnh Lâm Đồng theo định hướng hoạt tính sinh học nhằm phát triển các loài dược liệu có giá trị cao. Đã nghiệm thu cấp Nhà nước đạt loại xuất sắc.

Đề tài thuộc Quỹ NAFOSTED:

Đề tài 1: Nghiên cứu đa dạng chi Thạch tùng (Huperzia Bernhardi) ở Việt Nam.

Đã tổ chức điều tra sự phân bố các loài Thạch tùng tại 5 tỉnh Tây Nguyên và 3 tỉnh phía Bắc đã thu được 11 loài.  Xác định được 1 loài mới cho khoa học đã được tạp chí Adansonia chấp nhận đăng.

Đề tài 2: Nghiên cứu một số kỹ thuật mới trong vi nhân giống và chọn tạo giống lan Hài (Paphiopedilum spp.)

Tạo được cá thể lan Hài lai. Xây dựng quy trình nhân giống lan Hài hiệu quả thông qua việc sử dụng kỹ thuật kéo dài thân ex vitro

Đề tài 3: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài thuộc chi Vông đỏ (Alchornea) ở Việt Nam

Phân lập được 10 chất từ loài Vông đỏ mụn cóc – Alchornea tiliaefolia (Benth.) Muell.-Arg

Đề tài cấp Viện Hàn lâm:

Xây dựng bộ mẫu động vật (trên đất liền) Trung Trung bộ - Tây Nguyên, Việt Nam

Xây dựng được bộ mẫu thú gồm 4 mẫu trưng bày thuộc 2 loài, bộ mẫu chim gồm 4 mẫu trưng bày thuộc 2 loài, bộ mẫu lưỡng cư gồm 1 mẫu trưng bày, 4 tiêu bản nghiên cứu thuộc 1 loài, bộ mẫu bò sát gồm 1 mẫu trưng bày, 4 tiêu bản nghiên cứu thuộc 1 loài, bộ mẫu cá gồm 15 mẫu trưng bày và 5 tiêu bản nghiên cứu thuộc 5 loài, bộ mẫu côn trùng gồm 100 mẫu trưng bày và 100 tiêu bản nghiên cứu thuộc 20 loài

Đề tài thuộc 7 hướng ưu tiên: Nghiên cứu nuôi trồng cây Lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata) thương phẩm bằng kỹ thuật thủy canh tại Đà Lạt – Lâm Đồng

Đã xác định được kỹ thuật nuôi trồng cây lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata) trên giá thể và kỹ thuật chăm sóc đến sự sinh trưởng của cây lan gấm. Đã xác định được kỹ thuật nuôi trồng cây lan gấm (Anoectochilus formosanus Hayata) bằng thủy canh.

Đề tài nhánh đề tài trọng điểm: Nghiên cứu tác động của hạt nano kim loại lên khả năng tái sinh, sinh trưởng, phát triển và tích lũy hoạt chất trong quá trình nhân giống vô tính một số cây trồng có giá trị kinh tế cao ở Việt Nam.

Báo cáo đánh giá tác dụng kháng vi sinh vật gây nhiễm của hạt nano kim loại trong nuôi cấy Hồng môn, salem; Ảnh hưởng của hạt nano kim loại lên khả năng nhân chồi của cây dâu tây, cây hoa hồng in vitro trong các điều kiện môi trường khác nhau;  Đánh giá ảnh hưởng của hạt nano kim loại lên khả năng nhân chồi của cây đồng tiền, cây cúc in vitro trong các điều kiện môi trường khác nhau; Báo cáo đánh giá ảnh hưởng của hạt nano kim loại lên khả năng ra rễ hoặc kéo dài rễ của cây dâu tây, cây đồng tiền

Đề tài cấp tỉnh: “Ứng dụng công nghệ sinh học trong nhân giống Lan gấm (Anoectochilus sp.) trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk”

Đã xác định môi trường nhân giống in vitro cây lan gấm, chuyển cây cây ra ngoài vườn ươm. Xác định qui trình nuôi trồng thủy cây cây lan gấm. Đã nhân giống và trồng ra vườn ươm 15.000 cây con, cây con đã thích nghi ở điều kiện ngoài vườn ươm và chuẩn bị xây dựng mô hình trồng cây lan gấm trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.  

Đề tài KH-CN cấp cơ sở của Đơn vị : 09 đề tài

2. Kết quả hợp tác quốc tế, đào tạo, thông tin, xuất bản:

Hợp tác quốc tế: Trong năm, Viện đón 02 đoàn khách quốc tế đến Viện làm việc và trao đổi nghiên cứu, ký 01 thỏa thuận hợp tác với State Scientific Institution Central Botanical Garden of NAS of Belarus và Belarusian State University với nội dung về nghiên cứu đa dạng sinh học và hoạt tính sinh học.

Tham gia hợp phần 3 dự án của JICA (Nhật Bản) về việc Xây dựng kế hoạch quản lý 5 năm của khu dự trữ sinh quyển Langbian với kinh phí 36.950 USD.

Hiện nay, Viện có 13 viên chức đang làm nghiên cứu sinh, trong đó có 04 ở nước ngoài (01 Đức, 02 Hàn Quốc, 01 Mỹ) và 01 theo học bổng Ronpaku. 04 viên chức đang học Cao học. Trong năm có 03 viên chức bảo vệ thành công luận văn cao học; 01 viên chức bảo vệ thành công luận án Tiến sỹ.

Viện phối hợp với các cơ sở đào tạo trong và ngoài địa bàn trong việc đào tạo sau đại học. Cán bộ của Viện tham gia hướng dẫn sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh. Trong năm có 01 Nghiên cứu sinh, 10 học viên cao học, 05 đại học, 10 thực tập chuyên đề đến thực tập, nghiên cứu tại đơn vị.

Đồng tổ chức 01 Hội thảo, có 30 công trình công bố, trong đó 08 công bố quốc tế, 22 công bố trong nước

3. Các kết quả khác: Công tác duy tu, bảo quản mẫu vật tại Bảo tàng Sinh học được duy trì. Trong năm, Bảo tàng Sinh học đón khoảng 35 ngàn lượt khách trong và ngoài nước đến tham quan, học tập

Thống Kê

1982163
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
116
672
3035
1970562
14017
18746
1982163

Your IP: 18.227.48.131
2024-04-19 06:10