Ngày 06/01/2022, Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên đã tổ chức Hội nghị tổng kết năm 2022 và triển khai kế hoạch hoạt động năm 2023.

Thay mặt Ban lãnh đạo cơ quan, TS. Nguyễn Hữu Toàn Phan – Bí thư Đảng ủy, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên đã thông qua Báo cáo tổng kết năm 2022 với một số nội dung chính như sau:

  1. Kết quả hoạt động năm 2022

Về kết quả khoa học và công nghệ:

Trong năm 2022, Viện triển khai thực hiện 5 đề tài Nafosted, 5 đề tài cấp Viện Hàn lâm thuộc 7 hướng, 01 đề tài độc lập cấp trẻ cấp Viện Hàn lâm, 01 đề tài Chủ tịch Viện giao, 07 Hợp đồng với địa phương: 02 đề tài cấp tỉnh Lâm Đồng, 01 đề án cấp tỉnh Đắk Nông, 01 đề tài với Sở KHCN Đăk Lăk, 01 đề tài với Sở KHCN tỉnh Bến Tre, 01 đề tài với Sở KHCN TP. Đà Nẵng, 01 đề tài với Sở KHCN tỉnh An Giang và 01 đề tài thuộc Chương trình học bổng của quỹ VINIF.

Các đề tài nghiên cứu cơ bản của Quỹ Nafosted:

- Đề tài 1: “Châu thổ sông Cửu Long: Địa mạo, trầm tích Holocene, thay đổi hiện tại và xu thế biến đống châu thổ do tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động của con người”;

- Đề tài 2: “Nghiên cứu và phát triển phương pháp tiếp cận địa lý mới phục vụ đánh giá, theo dõi và dự báo xâm nhập mặn đất cho khu vực đồng bằng”;

- Đề tài 3: “Nghiên cứu một số chương trình phát sinh hình thái mới của lan Kim tuyến (Anoectochilus spp.) trong nuôi cấy in vitro phục vụ công tác chọn tạo giống”:

- Đề tài 4: “Thiết lập phương pháp mới trong khử trùng mẫu, môi trường nuôi cấy và khắc phục một số hiện tượng bất thường trong vi nhân giống trên một số đối tượng cây trồng có giá trị kinh tế”.

- Đề tài 5: “Nghiên cứu kỹ thuật mới trong nhân giống, ra hoa và tạo quả của cây chanh dây nuôi cấy in vitro”.

Các nhiệm vụ KHCN cấp Viện Hàn lâm KHCNVN:

- Đề tài do Chủ tịch Viện giao: “Xây dựng quy trình cảnh báo sớm lũ quét và sạt lở đất do mưa diện rộng tích hợp các công nghệ mới cho tỉnh Quảng Bình, nâng cao khả năng thích ứng và chống chịu của cộng đồng dân cư với biến đổi khí hậu”:

- Đề tài cấp Viện Hàn lâm thuộc 7 hướng ưu tiên:

+ Đề tài 1: “Nghiên cứu nhân giống một số loại hoa có giá trị kinh tế (Thu Hải Đường, Hồng Môn, Cúc) thông qua nuôi cấy các bộ phận của hoa”.

+ Đề tài 2: “Giải pháp khoa học và công nghệ mới cho nghiên cứu dự báo nguy cơ lũ quét độ chính xác cao phục vụ chủ động phòng tránh và giảm thiểu thiệt hại thiên tai; thực hiện tại tỉnh Thanh Hóa.”:

+ Đề tài 3: “Xây dựng cơ sở dữ liệu khoa học về nguồn tài nguyên tre trúc ở Tây Nguyên”.

+ Đề tài 4: “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho vấn đề bổ sung nhân tạo nước dưới đất từ nguồn nước dư thừa trong quan hệ thống thu trữ nước mưa tại tỉnh Cà Mau”

+ Đề tài 5: “Nghiên cứu đặc điểm, phân bố và nguồn vi nhựa trong trầm tích bài bồi cửa sông ven biển huyện Cần Giờ TP. HCM và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm.”

- Đề tài độc lập trẻ cấp Viện Hàn lâm: “Nghiên cứu mối quan hệ di truyền các loài thú linh trưởng ở Tây Nguyên dựa trên phân tích trình tự DNA ty thể”.

Bên cạnh đó, Viện cũng đã triển khai 01 nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển nhóm nghiên cứu xuất sắc; 03 nhiệm vụ hỗ trợ NCVCC; 02 đề tài cơ sở chọn lọc, 6 đề tài cấp cơ sở và 02 đề tài cấp cơ sở trẻ.

Về kết quả xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ:

Được sự hỗ trợ, đầu tư từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong năm 2022, Viện đã triển khai một số dự án:

- Dự án tăng cường trang thiết bị: “Tăng cường năng lực nghiên cứu hóa sinh thực vật”.

- Dự án tăng cường trang thiết bị “Tăng cường năng lực quan trắc, giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường”.

- Mở mới dự án “Hệ thống thiết bị phục vụ nghiên cứu sinh học phân tử thực vật của Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên”, thực hiện năm 2022-2023.

- Dự án: “Bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống mốc ranh giới Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên”, thực hiện năm 2022-2023.

- Dự án bảo dưỡng, sửa chữa hệ thống mốc ranh giới Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên.

- Dự án “Sửa chữa, nâng cấp Bảo tàng Sinh học Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên”.

Về kết quả hợp tác quốc tế, đào tạo, thông tin, xuất bản: 

- Thực hiện theo kế hoạch đào tạo sau đại học của Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện đang hướng dẫn, đào tạo 16 nghiên cứu sinh. Ngoài ra, Viện cũng phối hợp với các cơ sở đào tạo khác trong việc đào tạo sau đại học.

- Hiện nay, Viện có 9 viên chức đang làm nghiên cứu sinh, trong đó có 04 trong nước, 05 ở nước ngoài, 01 viên chức đào tạo sau tiến sĩ tại Nhật Bản và 01 viên chức học cao học nước ngoài tại Hung-ga-ri.

- Tổng cộng có 39 bài báo được công bố trong và ngoài nước và 01 sách chuyên khảo.

Các kết quả khác:

Công tác duy tu, bảo quản mẫu vật tại Bảo tàng Sinh học được duy trì. Bảo tàng đã sưu tầm và chế tác được 03 mẫu trưng bày Sóc bay xám (Hylopetes lepidus) và 02 mẫu trưng bày Chim xanh Nam bộ (Chloropsis cochinchinensis).

- Trong năm, Bảo tàng Sinh học đã đón trên 65.000 lượt khách đến tham quan, học tập.

Đánh giá chung về kết quả thực hiện kế hoạch 2022:

Viện cơ bản đã hoàn thành các kế hoạch đề ra, các đề tài, dự án đã được triển khai theo đúng tiến độ, đảm bảo các sản phẩm theo như đăng ký về công bố, triển khai với một số kết quả tốt.

  1. Kế hoạch công tác năm 2023

Một số kế hoạch đã được Ban lãnh đạo dự kiến triển khai với các công việc chính như sau:

Kế hoạch Khoa học công nghệ:

Năm 2023, Viện tiếp tục triển khai thực hiện 03 đề tài Nafosted, 01 đề tài Chủ tịch Viện giao, 02 đề tài cấp Viện Hàn lâm thuộc 7 hướng, 01 đề tài độc lập cấp trẻ cấp Viện Hàn lâm, 01 nhiệm vụ thuộc Chương trình phát triển nhóm xuất sắc; 03 nhiệm vụ hỗ trợ NCVCC; 02 đề tài cơ sở chọn lọc cũng như các đề tài với các Sở Khoa học và Công nghệ.

Tích cực, chủ động đề xuất, tham gia tuyển chọn đề tài các cấp.

Kế hoạch xây dựng cơ sở vật chất và trang thiết bị:

Tiếp tục thực hiện Dự án “Sửa chữa nâng cấp Bảo tàng Sinh học” theo tiến độ đề ra.

Tiến hành các thủ tục quyết toán đối với Dự án: Tăng cường năng lực nghiên cứu Hóa sinh thực vật và dự án “Tăng cường năng lực quan trắc, giám sát tài nguyên thiên nhiên và môi trường”.

Triển khai dự án: Hệ thống thiết bị phục vụ nghiên cứu sinh học phân tử thực vật của Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên.

Tiếp tục triển khai dự án “Hàng rào Viện Nghiên cứu Khoa học Tây Nguyên” theo tiến độ đề ra.

Kế hoạch hợp tác quốc tế, đào tạo, thông tin, xuất bản:

Xây dựng các đề tài hợp tác quốc tế; cử viên chức tham dự đào tạo nghiên cứu sinh trong và ngoài nước để tăng cường tiềm lực đội ngũ cán bộ khoa học của Viện.

Tiếp tục triển khai công tác đào tạo sau đại học, tuyển sinh TS và ThS.

Dự kiến ký hợp tác với trường Đại học Đông Nam Na Uy (University of South-Eastern Norway).

  1. Phát động thi đua

Lãnh đạo Viện đã phát động phong trào thi đua năm 2023 trong toàn Viện với mục tiêu hoàn thành các kế hoạch đã đề ra trên các lĩnh vực khoa học công nghệ, đào tạo và chuyển giao, ứng dụng công nghệ, tăng số lượng và chất lượng các công bố, sở hữu trí tuệ, hoàn thành công tác giải ngân vốn đầu tư.

Một số hình ảnh của Hội nghị tổng kết:

 

Toàn cảnh buổi hội nghị

 

Khen thưởng tập thể lao động tiên tiến

 

Khen thưởng tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc

 

Khen thưởng chiến sĩ thi đua cấp cơ sở

 

Khen thưởng cho đề tài cơ sở đạt loại xuất sắc

 

Khen thưởng tổ Công đoàn vững mạnh, xuất sắc

 

Khen thưởng cho đoàn viên công đoàn xuất sắc

Tin: Phạm Văn Huyến

Thống Kê

1982660
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
44
569
3532
1970562
14514
18746
1982660

Your IP: 3.145.44.174
2024-04-20 02:42