Cây ổ kiến gai, Myrmecodia tuberosa Jack. (synonym: M. armata DC.), là cây bụi biểu sinh; thân non phình to trở thành một củ có vỏ, mọng nước, hình trứng hoặc bầu dục, dài 20–40 cm, đường kính 5–15 cm; thân củ có nhiều gai, nhiều hốc và cho phép kiến xâm nhập tạo thành mối quan hệ cộng sinh; cụm hoa không cuống và mọc ở các hốc trên củ. Ở Việt Nam, loài này phân bố ở các tỉnh Hòa Bình, Vĩnh Phúc, Kon Tum, Gia Lai, Lâm Đồng, Đắk Lắk (Chư Yang Sin) và thường thấy ở độ cao trên 800 m. Củ được sử dụng làm thuốc dân gian để điều trị viêm gan và đau dạ dày.

Sáu dẫn xuất iridoid được phân lập từ cây ổ kiến gai Myrmecodia tuberosa, bao gồm hai hợp chất lần đầu tiên được phân lập là myrmecodoide A, B (1-2), cùng với đó là asperulosidic acid (3), deacetylasperulosidic acid (4), premnosidic acid (5) và asperuloside (6). Cấu trúc của các hợp chất này được xác định trên cơ sở dữ liệu quang phổ (1H và 13C NMR, HSQC, HMBC, 1H-1H COSY, NOESY và HR-ESI-MS) và so sánh với các tài liệu tham khảo.

Các hợp chất 1-6 được đánh giá về tác dụng kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Gram âm (Escherichia coliPseudomonas aeruginosa), vi khuẩn Gram dương (Bacillus subtilisS. aureus subsp. aureus), nấm (Aspergillus nigerFusarium oxysporum) và nấm men (Candida albicansSaccharomyces cerevisiae) trên đĩa vi sinh 96 giếng. Trong số các hợp chất phân lập, chỉ có hợp chất 34 thể hiện tác dụng kháng khuẩn yếu đối với S. aureus subsp. aureus với nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) là 100,0 μg/mL, so với đối chứng dương streptomycin (MIC = 14,4 μg / mL).

 

Các hợp chất iridoid từ cây ổ kiến gai Myrmecodia tuberosa

Tin: Hương Duyên

Nguồn tin:

Hanh N.P., Phan N.H.T., Thuan N.T.D., Hanh T.T.H., Vien L.T., Thao N.P., Thanh N.V., Cuong N.X., Binh N.Q., Nam N.H., Kiem P.V., Kim Y.H., and Minh C.V. (2016), 30 (18), pp. 2071-2076. https://doi.org/10.1080/14786419.2015.1113412.

Thống Kê

1783590
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
590
526
1482
1777350
11679
18920
1783590

Your IP: 34.232.63.94
2023-03-21 23:51