Tên đề tài

Chủ nhiệm đề tài

Thời gian thực hiện

Kết quả

Hệ thống nuôi cấy lớp mỏng tế bào trong nghiên cứu chương trình phát sinh hình thái và bảo tồn cây Sâm Ngọc Linh

Dương Tấn Nhựt

2009-2011

Đề tài đã thành công lựa chọn nguồn mẫu và kích thước của mẫu cấy trong việc tái sinh rễ, chồi, callus, phôi và cây hoàn chỉnh thông qua kỹ thuật nuôi cấy lớp mỏng tế bào cắt theo chiều dọc, cắt theo chiều ngang. Đây là nghiên cứu có ý nghĩa trong việc bảo tồn cây sâm Ngọc Linh và là tiền đề cho các nghiên cứu chọn tạo giống trên đối tượng cây sâm Ngọc Linh. Nghiên cứu này có thể chủ động điều khiển các chương trình phát sinh hình thái của cây sâm nuôi cấy in vitro.

Nghiên cứu một số kỹ thuật mới trong vi nhân giống và chọn tạo giống lan Hài (Paphiopedilum spp.)

TS. Vũ Quốc Luận

 

Nghiên cứu nhân giống các loài lan Hài thông qua việc sử dụng kỹ thuật gây vết thương, kỹ nuôi cấy lớp mỏng tế bào, kỹ thuật kéo dài thân in vitro. Nghiên cứu nhân giống các loài lan Hài thông qua nuôi cấy bioreactor và thông qua cảm ứng tạo mô sẹo. Nghiên cứu khả năng đa bội hóa trong chọn tạo giống và khả năng đột biến bằng phương pháp chiếu xạ trên các giống lan Hài.

Nghiên cứu đa dạng chi Thạch tùng (Huperzia Bernhardi) ở Việt Nam.

TS. Nông Văn Duy

2015-2020

Nghiên cứu và hệ thống hóa phân loại chi Thạch tùng ở Việt Nam. Phân tích đa dạng di truyền trong và giữa các quần thể loài Thạch tùng bằng các kỹ thuật phân tử giúp cho việc lưu giữ, bảo tồn những loài quý hiếm và đặc hữu này.

Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học một số loài thuộc chi Vông đỏ (Alchornea) ở Việt Nam.

TS. Nguyễn Hữu Toàn Phan

2016-2019

- Thu thập tạo tiêu bản của 3 loài A. tiliaefolia, A. annamicaA. rugosa thuộc chi Alchornea ở Việt Nam.
- Tạo dịch chiết MeOH và các dịch chiết phân đoạn, đánh giá hoạt tính sinh học (hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính kháng ôxy hóa, hoạt tính kháng vi sinh vật) của 3 dịch chiết MeOH.
- Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của 18 hợp chất từ loài A. tiliaefolia, 12 hợp chất từ loài A. rugosa và 10 hợp chất từ loài A. annamica.
- Đánh giá hoạt tính sinh học (hoạt tính gây độc tế bào, hoạt tính kháng ôxy hóa, hoạt tính kháng vi sinh vật) của các chất sạch.

Nghiên cứu một số chương trình phát sinh hình thái mới của lan Kim Tuyến (Anoectochilus spp.) trong nuôi cấy in vitro phục vụ công tác chọn tạo giống.

TS. Vũ Quốc Luận

2019-2023

Nghiên cứu các quá trình phát sinh hình thái trong nuôi cấy in vitro cây lan Kim Tuyến phục vụ công tác chọn tạo giống

Thiết lập phương pháp mới trong khử trùng mẫu, môi trường nuôi cấy và khắc phục một số hiện tượng bất thường trong vi nhân giống trên một số đối tượng cây trồng có giá trị kinh tế.

TS. Hoàng Thanh Tùng

 2020-2023

- Đánh giá hiệu quả khử trùng và cảm ứng mẫu cấy của nano bạc so với chất khử trùng thông dụng. Thay thế phương pháp hấp khử trùng môi trường nuôi cấy in vitro bằng autoclave với phương pháp dùng nano bạc. Xác định được loại và hàm lượng vi sinh vật có trong môi trường nuôi cấy in vitro.

Đánh giá hiệu quả của việc khử trùng và cảm ứng mẫu cấy của nano bạc trong môi trường có cấy mẫu.

- Đánh giá được hiệu quả của nano bạc lên sự sinh trưởng và phát triển trên cây cúc, đồng tiền, hoa hồng, African violet. Ghi nhận các hiện tượng thủy tinh thể, vàng lá, rụng lá, hóa nâu… trong nuôi cấy in vitro và khắc phục.

Nghiên cứu kỹ thuật mới trong nhân giống, ra hoa và tạo quả của cây chanh dây nuôi cấy in vitro

GS.TS. Dương Tấn Nhựt

2020-2023

Đã đạt được một số kết quả về quy trình nhân giống cây chanh dây thông qua kỹ thuật TCLs, khắc phục được một số hiện tượng bất thường trong nuôi cấy in vitro cây chanh dây, đã xác định sự biến động khí ethylene trong bình nuôi cấy cây chanh dây.

Châu thổ sông Cửu Long: Địa mạo, trầm tích Holocene, thay đổi hiện tại và xu thế biến đống châu thổ do tác động của biến đổi khí hậu và hoạt động của con người.

PGS.TS. Tạ Thị Kim Oanh

2018-2022

- Xác định được thay đổi môi trường trầm tích trong các lõi khoan: 01 lỗ khoan sâu ở Bến Tre, 13 lỗ khoan nông (6 m/ lỗ khoan) vùng ĐTM và TGLX, và 40 hố đào ven biển.
- Quá trình thành tạo và quy luật phân bố trầm tích (1) Holocene sớm- giữa lấp đầy thung lũng bào mòn sông Mekong, và (2) Holocene muộn giai đoạn mực nước biển cao đứng yên và lùi . 
- Thay đổi môi trường trầm tích, phân đới sông- biển và đặc điểm địa hóa trầm tích lòng sông, cửa sông Mekong.

Nghiên cứu và phát triển phương pháp tiếp cận địa lý mới phục vụ đánh giá, theo dõi và dự báo xâm nhập mặn đất cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long; áp dụng thí điểm cho tỉnh Bạc Liêu.

PGS.TS Phạm Việt Hòa

2020-2022

- Thu thập và xử lý dữ liệu cho khu vực nghiên cứu, bao gồm dữ liệu bản đồ địa hình số, các bản đồ loại đất, các bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Dữ liệu khí tượng thủy văn và môi trường, thống kê kinh tế - xã hội, các chương trình, chính sách liên quan đến xâm nhập mặn, các ảnh vệ tinh.
- Thực địa thu thập phân tích mẫu đất nhiễm mặn ( khoảng 80 mẫu); phân tích trong phòng thí nghiệm đánh giá mức độ nhiễm mặn của mẫu đất.

 

 

Thống Kê

2037947
Today
Yesterday
This Week
Last Week
This Month
Last Month
All days
185
512
3595
2032199
4013
6889
2037947

Your IP: 34.239.153.44
2024-11-10 17:31