Magnolia biondii Pamp thuộc họ Magnoliaceae phân bố rộng rãi ở Hàn Quốc, Trung Quốc và Nhật Bản. Nụ hoa khô của M. biondii, thường được gọi là Xin-yi ở Trung Quốc, đã được sử dụng trong y học Trung Quốc để điều trị viêm mũi dị ứng, viêm xoang và nhức đầu. Các nghiên cứu hóa học thực vật của loại cây này đã dẫn đến việc xác định các chất chuyển hóa như tinh dầu, lignan, neolignan, monoterpend, sesquiterpend và alkaloid. Chiết xuất của M. biondii đã được báo cáo là có tác dụng chống viêm, chống dị ứng và chống kích hoạt tiểu cầu.
Bệnh Alzheimer, một chứng rối loạn thoái hóa thần kinh, là nguyên nhân hàng đầu gây ra chứng mất trí nhớ ở người cao tuổi. Phương pháp trị liệu để tăng cường dẫn truyền thần kinh cholinergic bằng cách sử dụng chất ức chế cholinesterase (AChE) là phương pháp điều trị thành công nhất cho bệnh Alzheimer. Các sản phẩm tự nhiên là nguồn quan trọng của các loại thuốc mới và nhiều hợp chất phenolic tự nhiên được đánh giá là chất ức chế AChE trong điều trị bệnh Alzheimer.
Quá trình nghiên cứu hoá thực vật từ loài M. biondii, hai hợp chất phenylpropanoid được tìm ra gồm 2’R*,3’R*)-2’,3’-dihydroxy-4’-methoxy-caf-feoyl butyrate (1), 9-acetoxy syringin (2) và một dihydrostilbene có tên là (8’R)-4’,5- dihydroxy-4,8’-dimethoxy-2-hydroxyethyl diphenylethane (3), cùng với năm hợp chất khác bao gồm dihydroconiferylalcohol (4), dihydrosyringenin (5), 3-(4-hydroxy-3-methoxyphenyl) propane-1,2-diol (6), β-hydroxypropiovanillone (7), 3-hydroxy-1-(4-hydroxy-3,5-dimethoxyphenyl) propan-1-one (8), được phân lập từ nụ hoa của M. biondii và tác dụng ức chế AChE của các hợp chất này đã được thử nghiệm đánh giá.
Các hợp chất đã phân lập 1–8 được đánh giá trong ống nghiệm về hoạt tính ức chế AChE. Kết quả là các hợp chất 3–6 và 8 thể hiện tác dụng ức chế nhẹ với các giá trị từ 25,7–43,1 μM.
Tin: Thu Hiền
Nguồn tham khảo:
Cao, Y.G., Li, H.W., Cao, B., Wang, J.C., Zhang, Y.L., Zhao, X., Zheng, X.K., Feng, W.S. (2021), "Two new phenylpropanoids and a new dihydrostilbenoid from the flower buds of Magnolia biondii Pamp and their acetylcholinesterase inhibitory activities", Nat Prod Res. 35(19), pp. 3233-3240. doi: 10.1080/14786419.2019.1693567.